Than bùn được sử dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực đời sống như trồng trọt, chăn nuôi, lọc nguồn nước, làm thuốc chữa bệnh… Vậy loại than này tập trung ở đâu?
Mục lục
Than bùn tập trung chủ yếu ở vùng nào nước ta?
Than bùn được xem là một trong những loại than gần gũi với đời sống của người nông dân, chủ yếu được dùng làm phân bón nuôi dưỡng cây trồng. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng than đất bùn nhưng vẫn chưa biết về quá trình hình thành của nó cũng như biết loại than này tập trung chủ yếu ở đâu tại Việt Nam.
Tin liên quan:
Khái niệm than bùn
Than bùn được tạo thành từ quá trình tích tụ và phân hủy của các lớp vật chất từ thực vật trong môi trường yếm khí liên tục. Các lớp vật chất này sẽ phân hủy không hoàn toàn và bị vùi lấp dưới bề mặt trầm tích, trong thời gian lâu dài tạo ra than đất bùn. Hay nói cách khác, than đất bùn hình thành từ việc tích lũy và suy thoái của các lớp trầm tích.
Có thể bạn đã biết, than đất buồn chủ yếu xuất hiện ở những vùng địa lý nhiệt đới, các vùng ven biển hoặc vùng đất ngập nước. Loại than này thường khá mịn và nhuyễn, đặc trưng là độ ẩm cao và độ thẩm thấu khá tốt. Những lớp đất bùn càng cao thì khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng càng lớn. Vì thế, than đất bùn thường được sử dụng trong việc nuôi dưỡng cũng như bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian ngắn.
Than bùn tập trung chủ yếu ở vùng nào Việt Nam?
Theo thông tin mà Mạnh Thành Công nghiên cứu và cập nhật, lượng than đất bùn cả nước có khoảng 7.100 triệu mét khối (m3) và phân bố rải rác ở nhiều nơi. Tuy nhiên, loại than này chủ yếu tập trung ở những vùng đất thấp hoặc ven biển ngập nước. Tại miền Nam, than bùn tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Nơi đây có nhiều vùng trũng, thấp và thường xuyên ngập nước hoặc có một số nơi có cả đầm lầy. Điều kiện này thuận lợi cho việc hình thành than đất bùn. Được biết, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm khoảng 5.000 triệu mét khối than đất bùn cả nước, chiếm hơn ⅔ tổng diện tích than đất bùn cả nước. Trong tổng số 5.000 triệu mét khối đó, có các khu bảo tồn là vườn quốc gia U Minh Thượng và U Minh Hạ.
Một số mỏ than bùn tại Đồng bằng Sông Cửu Long
Than đất bùn có 3 loại chính: than đất bùn đầm lầy ven biển, than đất bùn lòng sông và than đất bùn đầm lầy ven biển lâu đời. Nhiều năm gần đây, loại than đất bùn đầm lầy ven biển lâu đời ngày càng có diện tích và tiềm năng lớn. Các mỏ than đất bùn tại Đồng bằng Sông Cửu Long phân bổ chủ yếu ở: Đồng Tháp Mười (ĐTM), Tứ Giác Long Xuyên (TGLX) và rừng U Minh (UM).
- Than ở vùng Đồng Tháp Mười gồm hai loại chính là than đất bùn đầm lầy ven biển lâu đời và than đất bùn lòng sông lâu đời. Các mỏ than tại đây thường có quy mô nhỏ và phân bố rải rác ở khu vực trung tâm ĐTM.
- Than ở vùng Tứ Giác Long Xuyên chủ yếu là than đầm lầy ven biển lâu đời, than đáy sông lâu đời và than đầm lầy ven biển. Nhiều nay trở lại đây, than đất bùn đầm lầy có xu hướng hình thành, phát triển mạnh mẽ.
- Than ở rừng U Minh (UM) thuộc loại than đất bùn đầm lầy ven biển lâu đời. Chúng nằm gần bờ biển và tạo ra được một trữ lượng lớn than đất bùn chất lượng cao tại ĐBSCL.
Mỏ than đất bùn Phú Cường và Tân Hòa
Mỏ than đất bùn Phú Cường nằm tại xã Phú cường, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và được phát hiện năm 1986. Mỏ than đất bùn ở Tân Hòa thuộc xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An được mọi người phát hiện từ năm 1987. Tại đây có mỏ than liên hoàn, nối nhau qua đường ranh giới giữa 2 tỉnh Long An và Tiền Giang.
– Than đất bùn đạt chất lượng trung bình:
- Độ tro (A): 47%
- Nhiệt lượng (QK): 2000Kcal/kg
- Lưu huỳnh (S): 3,4%
- Mùn: 30-35%
- Nitơ (N): 0,5%
- Axit Humic (AH): 1,7%
- Độ phân hủy (R): 20-25%
- Diện tích (s): 280ha
- Chiều dày (m): 1,5m
- Trữ lượng (Q): 4.500.00m3
– Điều kiện khai thác mỏ than đất bùn không quá khó khăn.
Mỏ than bùn ở Bình Sơn
- A: 27%
- QK: 3600 Kcal/kg
- S: 4%
- Mùn: 45%
- N: 0,6%
- AH: 18%
- R: 30%
– Mỏ than Bình Sơn có trữ lượng khá cao:
- s: 940ha
- m: 0,3-0,5m
- Q: 10.000.000m3 hoặc 5.000.000 tấn.
– Điều kiện khai thác ổn định, thuận lợi.
Tại một số khu vực, tầng than đất bùn dày và phân bố sâu dưới 2m, chúng ta cần kết hợp khai thác bằng hình thức thủ công và cơ giới. Được đánh giá là mỏ than đất bùn triển vọng, tiềm năng của mỏ than đất bùn Bình Sơn khá đa dạng và duy trì lâu dài.
Ngoài ra, tại vùng Tứ Giác Long Xuyên, chúng ta còn có thể thấy một số mỏ than đất bùn như: Kênh Tư, Vĩnh Điều, Trí Hòa, Lung Sen, Bình An, Trà Tiên, Hoa Điển, Túc Khối,… Trữ lượng và chất lượng của các mỏ than này đều đạt mức trên trung bình.
Mỏ than bùn ở U Minh
Hai mỏ than đất bùn nằm ở U Minh Hạ và U Minh Thượng thuộc bán đảo Cà Mau. U Minh Thượng có mỏ than rộng 124 km2 thuộc các xã Vĩnh Thuận, Vĩnh Bình (huyện Vĩnh Thuận) xã Đông Hưng, Đông Thái, huyện Đông Hưng, tỉnh Kiên Giang.
Mỏ than đất bùn ở U Minh Hạ rộng 202 km2 thuộc huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Các mỏ đều có lớp than dày, tiềm năng cao.
– Than bùn đạt chất lượng tốt:
- A: 7-9%
- QK: 4.600 Kcal/kg
- S: 0,25%
- Mùn: 46-51%
- N: 1-2%
- AH: 30%
- R: 30-40%
– Mỏ than đất bùn U Minh Thượng:
- s: 12.400ha
- m: 1,43m
- Q: 218.000.000m3
– Mỏ than bùn U Minh Hạ:
- s: 20.167ha
- m: 1,07m
- Q: 238.000.000m3
– Trữ lượng trung của than bùn U Minh: 456 triệu m3 hoặc 305 triệu tấn.
Nhìn chung, than bùn xuất hiện rải rác ở nhiều nơi tại Việt Nam. Tuy nhiên, có một số mỏ than đất bùn nằm tập trung ở Đồng Bằng Sông Cửu Long với trữ lượng và chất lượng khá tốt. ĐBSCL có lượng than đất bùn chiếm ⅔ tổng số lượng của cả nước, là địa điểm cung cấp than đất bùn lớn của Việt Nam.
Xem thêm giá than bùn: Giá 1 tấn than bùn bao nhiêu